Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

18/05/2019
TIN TỨC

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc ứng dụng các thiết bị điện tử trong gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh là việc hết sức phổ biến. Trong đó không thể không nhắc đến một thiết bị Tủ điện công nghiệp. Cấu tạo của nó thế nào? bộ phận nào không thể thiếu?

1. Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là loại tủ điện thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp và phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục và chính xác trong thời gian dài trong nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Thông thường cấu trúc tủ điện thường lớn hơn và hệ thống cấu trúc mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện nhỏ tại gia đình, bởi nó được sử dụng tại những nơi cần cung ứng điện với công suất lớn. 

Chính vì thế, tủ điện công nghiệp hiện là một trong những thiết bị được sử dụng tại nhiều các công trình công nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp, nhà máy hay khu công nghiệp thường sử dụng để điều khiển hệ thống điện trong các tòa nhà. 


Tủ điện công nghiệp

2. Cấu tạo tủ điện công nghiệp

Hệ thống tủ điện công nghiệp được sản xuất theo như quy trình quản lý chất lượng với độ ổn định cao, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, an toàn khi vận hành. Cấu tạo của tủ điện công nghiệp bao gồm vỏ và phần chứa đựng bên trong. 

Vỏ của tủ điện công nghiệp được sản xuất từ tấm kim loại với kích thước và độ dày khác nhau. Cho những chiếc tủ điện có kích thước khác nhau để đáp ứng được nhu cầu lắp đặt và sử dụng tủ điện cho những công trình công nghiệp lớn. Cấu tạo bên trong tủ điện công nghiệp là các module khác nhau để chứa số lượng cố định để điều khiển sự hoạt động của hệ thống điện hoạt động tốt đồng thời đảm bảo sự an toàn cho mọi người.

Phần chứa đựng bên trong ngoài ba thiết bị Aptomatm, Nút nhấn, Rơ le, các tủ điện công nghiệp còn có các bộ phận khác không kém phần quan trọng như: lưới lọc bụi và quạt hút tủ điện; Relay bảo vệ pha, relay nhiệt, đèn báo, Contacor; cầu đấu điều khiển (Domino); biến tần; PLC (Programmable Logic Controller)... Mỗi thiết bị đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tủ điện công nghiệp, hỗ trợ cho các thiết bị khác hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất. 

Với cấu tạo như vậy, tủ điện công nghiệp được sản xuất để bảo vệ cho các thiết bị điện được lắp đặt ở trong đó, giúp cho việc sắp xếp các thiết bị điện trong tủ được hợp lý nhất. Đảm bảo hoạt động được tốt nhất, giúp bảo vệ sự an toàn cho người dùng. Không những thế, nó còn được ứng dụng cho các ngành điều khiển máy móc, động cơ hoạt động được tốt nhất.

3. Ba thiết bị cần có trong tủ điện công nghiệp 

Để có thể sử dụng hiệu quả tủ điện công nghiệp, Công ty Cổ phần 2DE xin giới thiệu tới quý khách 3 thiết bị cần có trong tủ điện công nghiệp.

3.1. Thiết bị Aptomat

Trong tủ điện công nghiệp, aptomat là một loại thiết bị bảo vệ đa năng, đóng vai trò bảo vệ sự cố quá áp, sự cố quá tải, ngắn mạch hay dòng điện rò. Trong quá trình hoạt động, aptomat được dùng chủ yếu để bảo vệ sự cố quá tải hoặc ngắn mạch cho các động cơ điện.

Hiện nay trên thị trường, aptomat đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của thiết bị tủ điện công nghiệp; với tính ưu việt đó, chức năng của aptomat đang dần thay thế các thiết bị khác như cầu dao hay cầu chì, vận hành tủ tốt hơn so với việc sử dụng cầu dao và cầu chì trước đây. 


Aptomat

3.2 . Thiết bị Nút nhấn

Nút nhấn là bộ phận được thiết kế ở mặt trước của tủ điện để dễ dàng cho việc sử dụng và vận hành.

Chức năng của Nút nhấn giúp đóng cắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp hệ thống điện gặp phải sự cố. Nút nhấn thường được thiết kế ở mặt trước của tủ thuận tiện cho việc vận hành, sử dụng. Đặc biệt, Nút nhấn dừng khẩn được sử dụng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố, đóng cắt toàn bộ mạch điện giúp đảm bảo an toàn cho cả con người, thiết bị và cơ sở sản xuất.


Công tắc

3.3. Thiết bị Rơ le

Rơ le là bộ phận được thiết kế để dùng trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Các loại tiếp điểm cần dùng rơ le là tiếp điểm chung, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, cuộn dây, mạch từ, nắp, lò xo, nguồn nuôi rơle… Chính vì vậy, rơ le là bộ phận không thể thiếu trong tủ điện công nghiệp. 


Chia sẻ

Bài viết liên quan